Trang phục tòa án Tòa án tối cao Singapore

Tóc giả

Đến đầu thế kỷ 20, thẩm phán Singapore không luôn đeo tóc giả, có vẻ vì khí hậu nóng nực, trong lá thư ngày 13 tháng 2 năm 1934 đến The Straits Times, tác giả ghi rằng khi đến Malaysia bảy năm trước, ông ngạc nhiên khi phát hiện rằng thẩm phán và luật không đeo tóc giả, theo ông là "một phần quan trọng hay cần thiết của trang phục tòa án".[105] Tuy nhiên, tóc giả bằng lông ngựa đeo vào dịp lễ như lễ khai mạc tòa luân hồi,[106] hai thẩm phán nổi tiếng vì thường thường đeo tóc giả: thẩm phán Earnshaw, đeo tóc giả dài,[107] và Walter Sidney Shaw, Chánh tòa từ 1921 đến 1925, đeo tóc ngắn.[108] Khi nghỉ hưu, Shaw C.J. nói rằng ông giới thiệu tập quán đeo tóc giả ở tòa[109]

không phải vì có ý muốn mặc đồ hoa lệ hay làm bản thân đặc biệt quan trọng, mà do tôi nghĩ rằng nó thường nhắc nhở, không chỉ công chúng và đoàn luật sư, mà còn cả thẩm phán, rằng mình là đại diện của nhóm người kiệt xuất ấy, thẩm phán Anh, là người đã làm rất nhiều để sáng tạo và duy trì quyền lợi người Anh.

Từ tháng 1 năm 1934, thẩm phán bắt đầu thường xuyên đeo tóc giả ở tòa, hầu hết luật sư theo sau,[105][110] nhưng lâu lâu vẫn có chỉ trích tập quán.[111] Việc đeo tóc giả ngắn đối với luật sư thì tùy ý, luật sư cao cấp thường tán thành.[112]

Ở Lễ khai mạc năm pháp lý vào ngày 5 tháng 1 năm 1991, Chánh tòa Dương Bang Hiếu công bố rằng Hội đồng thẩm phán quyết định tóc giả ngắn ngưng là một phần trang phục tòa án của mọi thẩm phán và luật sư, bao gồm Luật sư hoàng gia, tuy nhiên thẩm phán vẫn phải đeo tóc giả dài trong dịp lễ,[113] hai năm sau tập quán này cũng bị bãi bỏ, Chánh tòa nói rằng trường bào đỏ cùng tóc giả dài "theo nhiều người, không thích hợp cho thẩm phán và ủy viên tư pháp trong nước độc lập", là mục tiêu của nhiều bình luận giễu cợt.[114]

Trường bào

Bức vẽ luật sư Anh thế kỷ 19 mặc trường bào đen có áo cổ cánh, dải cổ và tóc giả

Vào thời kỳ thuộc địa, thẩm phán ở Singapore ăn mặc theo thẩm phán Anh, khoác trường bào đỏ tươi có áo choàng, khăn quàng trên vai, áo có cổ cánh trắng cùng dải cổ (dải lanh bằng hai miếng hình chữ nhật buộc ở cổ),[115] sau này y phục và lễ phục mà thẩm phán mặc lấy trang phục tòa án Anh làm cảm hứng. Ngày 9 tháng 1 năm 1993, ở Lễ khai mạc năm pháp lý, Chánh tòa công cố rằng thẩm phán sẽ bắt đầu mặc trường bào đen nhẹ ngoài áo trắng bình thường có cổ áo xuống cùng cà vạt, tính khó khăn của việc có được áo trắng có cổ cánh cùng cảm giác trang phục truyền thống không hợp ngành tư pháp của nước độc lập viện dẫn làm lý do thay đổi.[114] Trong dịp lễ như Lễ khai mạc năm pháp lý, Thẩm phán Tòa án tối cao mặc trường bào đỏ có dải đen quanh cổ áo và kéo dài xuống phía trước, dải đen của Chánh tòa có viền vàng.

Chính thức thì luật sư ra tòa mặc bộ đồ tối, áo có cổ cánh, dải và trường bào luật sư Anh,[112] nữ luật sư phải mặc váy. Từ năm 1993,[114][116] không cần phải có dải và áo cổ cánh, trong phiên tòa công khai thì nam luật sư phải mặc "trường bào hiện có ngoài áo tay dày trắng có cổ hướng xuống, cà vạt màu nhạt, quần tối cùng giày đen hay màu trơn", quần áo nữ luật sư tương tự, ngoại trừ phải mặc "áo tay dài trắng cao đến cổ và tránh đeo trang sức dễ thấy",[117] có thể mặt váy hay quần. Trường bào không phải mặc khi trước thẩm phán và đăng ký viên ở tòa, luật sư cao cấp có thể mặc "trường bào thiết kế theo đồ Luật sư hoàng gia Anh Quốc và Xứ Wales mặc", bằng lụa, lụa và vải hay tơ nhân tạo.[118]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tòa án tối cao Singapore http://www.channelnewsasia.com/stories/singaporelo... http://0-www.lexisnexis.com.lib.utep.edu/hottopics... http://www.commonlii.org/sg/cases/SGCA/ http://www.commonlii.org/sg/cases/SGHC/ //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //www.worldcat.org/issn/0218-3161 //www.worldcat.org/issn/0219-6638 //www.worldcat.org/oclc/224717046 http://www.lawgazette.com.sg/2010-02/news2.htm http://www.agc.gov.sg/aboutus/docs/Speech%202010.p...